Sốt virus là bệnh lây lan rất nhanh và dễ biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời, nhiều nhất là ở trẻ em và đặc biệt là trong khoảng thời gian giao mùa nóng – lạnh.
Sốt virus thường sốt rất cao, kèm theo nhiều biểu hiện bệnh đau mệt khác và thường kéo dài khiến cho cơ thể của các bé không chịu đựng nổi. Các bậc phụ huynh cần phải phân biệt được giữa sốt virus và các loại sốt thông thường khác để tránh sốt virus biến chứng thành các bệnh nặng, nguy hiểm hơn cho trẻ.
1. Sốt virus (sốt siêu vi) là gì?
Sốt virus là loại bệnh gây ra do virus sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa… chúng sẽ phát triển, xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụ huynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt virus có một số triệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh và kịp thời. Để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnh viêm não.
Sốt virus là loại bệnh do virus ký sinh gây ra.
Về nguyên tắc, bệnh nhân sốt virus không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng tổng thể trạng cho bệnh nhân, chống các cơn co giật, sốc … hoặc điều trị các biến chứng nếu có.
Trẻ sốt siêu vi thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Đồng thời không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác.
2. Triệu chứng của sốt virus
Trẻ bị sốt virus thường sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, đi kèm một số dấu hiệu khác như:
– Đau cơ bắp: Khi sốt virus, một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; ở trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, đau đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, chơi nghịch được.
– Phát ban: Ở một số bé thường bị nổi ban sau 2 – 3 ngày bị sốt (khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).
Trẻ bị sốt virus thường sốt rất cao.
– Mắt nhìn mờ: Trẻ bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có gỉ mắt,… khiến khi nhìn mọi vật bị mờ đi.
– Nôn: Trẻ thường nôn nhiều lần, nhất là sau bữa ăn.
Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị sốt virus là ho, chảy nước mũi, hắt hơi, đi ngoài,… Một số trẻ nhỏ bị sốt virus còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở.
Đặc biệt, một số phụ huynh cho rằng sốt virus là phải sốt rất cao, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ sốt virus nhưng chỉ có biểu hiện sốt nhẹ. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà phải theo dõi trẻ sát sao.
Bài viết liên quan: Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị sốt . 3. Những biến chứng nguy hiểm của sốt virus
Nếu không giữ gìn cẩn thận, sốt virus có thể biến chứng thành các bệnh như:
– Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.
– Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ.
Nếu không được điều trị kịp thời, sốt virus rất dễ bị biến chứng.
– Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến trẻ bị khó thở, thở rít.
– Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận.
Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.
4. Cách điều trị khi trẻ bị sốt virus
Nếu không xảy ra những biến chứng nguy hiểm trên thì phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Khi bé bị sốt, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác. Phụ huynh chỉ cần chăm sóc trẻ như khi sốt thông thường:
– Hạn chế dùng điều hòa trong phòng, thay thế bằng biệc mở cửa thông thoáng.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38,5 độ. (Nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ khi mua thuốc hạ sốt).
– Vệ sinh sạch sẽ bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Cho trẻ bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng.
– Nếu có triệu chứng ho cho trẻ ngậm thuốc ho hoặc các loại siro, mật ong chanh để giảm ho. Nếu ho nặng cần tới khám bác sĩ.
– Bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi cơn sốt.
– Tuyệt đối không để trẻ ra ngoài đi chơi, đi học,… sau khi uống thuốc, như thế sẽ rất nguy hiểm bởi nó tạo điều kiện cho những biến chứng xảy ra.
Trong thời gian trẻ sốt, cần theo dõi sát sao biểu hiện bệnh, nếu thấy có một trong các biểu hiện biến chứng hoặc sốt kéo dài quá 3 ngày thì cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ TẠI NHÀ FAMILY DOCTOR THANH
Địa chỉ: KTT Đại Học Y Hà Nội – Tôn Thất Tùng – Hà Nội
Email:
Điện thoại: 0932329666
Xem thêm các bài viết:
Những lưu ý khi gọi bác sĩ gia đình đến khám chữa bệnh tại nhà
Dịch Vụ Xét Nghiệm Máu, Nước Tiểu, Dịch Sốt Xuất Huyết… tại nhà Hà Nội
GÓI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI GIÀ TẠI NHÀ 24/24
Bác sĩ khám bệnh tại nhà – Chuyên khoa BSGĐ Đại học Y Hà Nội
Dịch vụ tiêm tại nhà, truyền tại nhà Hà Nội
Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà hà nội – Dịch vụ y tế tại nhà ở Hà Nội
Tại sao nên khám sức khỏe định kỳ?
BỆNH SỐT VIRUS VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue và phòng chống bệnh
THỰC PHẨM DÀNH CHO NGƯỜI BỊ MỠ MÁU
BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ KHI TRỜI LẠNH!
5 LOẠI DẤU ẤN UNG THƯ NGUY HIỂM Ở PHỤ NỮ
Phụ nữ mang thai sử dụng Acetaminophen có thể ảnh hưởng sự phát triển não bộ trẻ
***