Sốt xuất huyết điều trị tại nhà được không?
CÓ THỂ. Không phải tất cả người bệnh sốt xuất huyết đều phải nhập viện. Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nhập viện hoặc chăm sóc và theo dõi tại nhà. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được theo dõi và điều trị ngoại trú tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt và bù dịch điện giải bằng nước lọc, nước hoa quả hay dung dịch điện giải, nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Người mắc sốt xuất huyết thể nhẹ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Các phương pháp điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng như chườm mát, uống thuốc hạ sốt, bù nước vì cho đến bây giờ sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết thể nặng cần được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, gồm: trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi), phụ nữ có thai, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người béo phì; những nhóm người có nguy cơ chảy máu nặng như người dùng thuốc chống đông máu, người có bệnh lý về máu, kháng kết tập tiểu cầu, viêm loét dạ dày, tá tràng,…
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ
1. Theo dõi thân nhiệt
Trong 3 ngày đầu, người bệnh sốt xuất huyết có phản ứng sốt cao như những loại sốt virus thông thường khác và thường chưa có biến chứng. Nhiệt độ tăng lên đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải tìm mọi cách cho cơ thể người bệnh tỏa nhiệt như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm giúp nhiệt độ tỏa ra nhanh hơn.
Sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại virus. Tuy nhiên, nhiều người bệnh làm mọi cách để nhiệt độ hạ xuống bình thường nên lạm dụng Paracetamol liều cao, dẫn đến ngộ độc gan, đồng thời giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hãy theo dõi sát nhiệt độ của người bệnh, nếu nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao 39-40 độ C, không hạ; ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, bệnh nhân mệt lả, vã mồ hôi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam,… cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để điều trị, ngăn ngừa biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết.
Sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại virus.
2. Nghỉ ngơi, thư giãn
Người bệnh sốt xuất huyết thường sẽ sốt cao, mệt mỏi, đau mỏi người. Do đó, chế độ nghỉ ngơi đầy đủ vô cùng quan trọng để bệnh nhân mau phục hồi sức khỏe, nhanh khỏi bệnh. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Giấc ngủ là cách để cơ thể tự phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi ngủ, tuyến yên tiết ra các hormone tăng trưởng, giúp cho cơ thể phát triển và tự phục hồi tổn thương.
3. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch dịch nhầy, giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng vùng mũi, hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng không khí lưu thông qua mũi, hạn chế nguy cơ tổn thương vùng mũi như phù nề, sưng viêm giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.Vệ sinh mắt, mũi giúp làm sạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm
4. Dùng thuốc hạ sốt
Bệnh nhân sốt xuất huyết được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc có khả năng gây độc trên gan, thận đặc biệt là khi dùng thuốc liều cao (15g một ngày đối với người lớn), hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng kéo dài hơn 1 tuần. Thuốc có nguy cơ gây độc gan cao với người nghiện rượu. Liều dùng thuốc Paracetamol trong điều trị sốt xuất huyết là 15mg/kg thể trọng và 2 liều cách nhau từ 4-6 giờ. Không dùng quá 3 cữ thuốc/ ngày.
5. Bổ sung nước và điện giải
Các trường hợp bị sốt xuất huyết thể nhẹ (độ 1 và độ 2) nên được bù dịch bằng đường uống, với nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol. Chỉ truyền dịch trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, không thể bù dịch bằng đường miệng. Việc truyền dịch nên thực hiện tại các cơ sở y tế do điều dưỡng thực hiện.
Khi bệnh sốt xuất huyết nặng hơn, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, sốt cao mất nước, tim đập nhanh, huyết áp thấp có thể dẫn đến trụy tim mạch, cần truyền dịch. Dung dịch truyền dịch thường được bác sĩ chỉ định là ringer lactat.
Người bệnh sốt xốt huyết cần chú ý bù nước, tránh mất nước
Tổng đài đặt lịch giờ hành chính: 0823.442.115 or 0865.651.115
Hotline tư vấn đặt lịch 24h/7 và ngoài giờ hành chính : 0888.451.115
6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần dựa trên nhu cầu của bệnh nhân theo 3 giai đoạn của bệnh.
- Chế độ ăn lỏng: phù hợp với người bệnh giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, bị sốt cao.
- Chế độ ăn nhẹ: phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết khi cơn sốt giảm và khi người bệnh dần hồi phục.
- Chế độ ăn uống bình thường: trong thời gian hồi phục.
Một trong những yếu tố rủi ro của sốt xuất huyết là làm giảm tiểu cầu của bệnh nhân đến mức có thể gây tử vong. Cơ thể người bệnh cần được cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein và các chất béo cần thiết cho sức khỏe tủy xương, để sản xuất tiểu cầu.
Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giúp tăng tiểu cầu. Chế độ ăn giàu calo, giàu đạm, ít béo, giàu khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, súp rau củ, nước dừa,… để phục hồi nhanh chóng.
Cách trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân nặng
Với bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng, người thân cần theo dõi sát sao các biểu hiện của người bệnh để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Khi đã áp dụng đầy đủ các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhưng bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng cần cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
Đặc biệt với trẻ em, nếu bị chảy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, lơ mơ, co giật, tím tái, khó thở,… cần đến bệnh viện gần nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đơn vị được cấp phép khám và điều trị tại nhà theo nguyên lý y học gia đình, giúp giảm tải bệnh viện, không phải chờ đợi và đi lại. Tránh lây nhiễm thêm các bệnh tại nơi đông người khi đang mắc bệnh.
Khi đã áp dụng đầy đủ các cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhưng bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng cần cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện
Lưu ý khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
1. Các loại thuốc hạ sốt không khuyên dùng
Bên cạnh Paracetamol, một số loại thuốc hạ sốt không được bác sĩ khuyên dùng khi bị sốt xuất huyết có thể kể đến như:
- Aspirin: Dù cũng là một loại thuốc hạ sốt, được các bác sĩ chỉ định với những bệnh nhân chống chỉ định với Paracetamol. Nhưng đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, tuyệt đối không sử dụng thuốc này để hạ sốt. Bởi Aspirin ngăn tập kết tiểu cầu, chống đông máu, khiến chảy máu do sốt xuất huyết trầm trọng hơn.
- Ibuprofen: Thuốc trong nhóm kháng viêm không steroid. Tuy không ngăn tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin, nhưng cũng khiến việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được.
2. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
Thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus sốt xuất huyết. Chỉ dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm hoặc có chỉ định của bác sĩ điều trị.
3. Không được tự ý truyền dịch
Người bệnh sốt xuất huyết không tự ý truyền dịch tại nhà. Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể trở nên rất nhạy cảm và dễ bị sốc khi truyền dịch. Nếu truyền thừa dịch có thể dẫn đến mất cân bằng muối nước, gây ứ nước trong các mô, tổ chức,… tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi. Mặt khác trong dung dịch ringer lactat có chứa kali, nếu thừa kali có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
4. Không tắm gội bằng nước lạnh
Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể tắm nhanh hoặc lau người trong phòng kín, tránh gió lùa. Chú ý, không tắm hoặc ngâm người trong nước quá lâu, nên tắm với nước có độ ấm vừa phải và tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu nên sấy khô, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dài và dày, nếu để tóc ẩm quá lâu có thể khiến cơ thể bị lạnh.
5. Dinh dưỡng
Trong thời gian hồi phục, bệnh nhân nên tránh một số loại thực phẩm vì có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể.
Đầu tiên, người bệnh nên tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các chất béo bão hòa như mỡ động vật (trừ mỡ cá), dầu cọ, dầu dừa, chất béo chuyển hóa trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, bơ thực vật, kem béo thực vật,…
Đây là những loại thức ăn tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa trong khi người bệnh sốt xuất huyết cần được nghỉ ngơi, hạn chế tiêu hao năng lượng. Các loại thực phẩm này tạo ra nhiều các gốc tự do gây stress oxy hóa, tăng nặng tình trạng viêm hệ thống, các thành phần của hệ miễn dịch cần nhiều thời gian hồi phục.
Không nên ăn các loại thịt đỏ, vì thịt đỏ có thể gây viêm cao và chứa nhiều sắt, thúc đẩy virus sinh sôi và phát triển nhanh hơn. Các loại thịt trắng cũng chỉ nên ăn số lượng vừa đủ vì đạm cao sẽ làm thận quá tải trong giai đoạn này. Sau khi bệnh nhân khỏe lại có thể ăn thịt đỏ với số lượng vừa phải và tăng dần để nhanh hồi phục sức khỏe.
Không ăn các thức ăn có vị cay như tiêu, ớt vì có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến xuất huyết dạ dày nếu người bệnh có sẵn bệnh nền viêm dạ dày. Xuất huyết dạ dày khiến tình trạng mất máu trầm trọng hơn, dẫn đến sốc sốt xuất huyết.
6. Không để muỗi tiếp xúc với da
Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng ngừa tại Việt Nam, nên cách phòng bệnh tốt nhất là không đẻ muỗi đốt. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, xóa bỏ các ổ nước đọng trong nhà, xung quanh nơi ở, diệt loăng quăng, phun thuốc diệt muỗi và tránh muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, mặc quần áo tay dài và các biện pháp xua muỗi khác.
Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó được chỉ định cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện. Không tự ý điều trị, uống thuốc hoặc uống kháng sinh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
ĐƠN VỤ PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CẤP PHÉP ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI NHÀ:
Tổng đài đặt lịch giờ hành chính: 0823.442.115 or 0865.651.115
Hotline tư vấn đặt lịch 24h/7 và ngoài giờ hành chính : 0888.451.115
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ – TRUNG TÂM Y KHOA GIA ĐÌNH
Cập nhật bảng giá khám chữa bệnh: Từ 01/01/2025
STT | Dịch vụ khám chữa bệnh | Giá dịch vụ |
1 | Khám bệnh tại nhà Nội Khoa trong giờ hành chính | 400.000/Bác sĩ gia đình – Bác sĩ chuyên khoa |
2 | Khám tại nhà Nhi Khoa hoặc cho người nước ngoài | 500.000/ Bác sĩ gia đình – Bác sĩ chuyên khoa |
3 | Khám bệnh tại nhà ngoài giờ hành chính | 500.000/Bác sĩ gia đình – Bác sĩ chuyên khoa |
Bác sĩ khám chữa bệnh tại nhà xuất trình chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của Bộ Y Tế và chứng chỉ bác sĩ gia đình được phép khám chữa bệnh tại nhà!!!
4 LÝ DO TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM Y KHOA GIA ĐÌNH HÀ NỘI
- Tất cả các bác sĩ của trung tâm đều tốt nghiệp bác sĩ và chuyên khoa của Đại Học Y Hà Nội. Ngôi trường có bề dầy về lịch sử hàng trăm năm.
- Lương y như từ mẫu, xem bệnh nhân như người nhà. Hết lòng phục vụ bệnh nhân để họ hài lòng.
- Đội ngũ y, bác sĩ nhiệt tình, chu đáo, giúp bệnh nhân yên tâm khi được chăm sóc.
- Sau cuộc gọi của Quý bệnh nhân, chúng tôi sẽ có mặt ngay sau khoảng 30 phút.
Xem thêm các bài viết:
Top 5 địa chỉ phòng khám bác sĩ gia đình khám nhi tại nhà uy tín nhất tại Hà Nội
Địa chỉ khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người già uy tín và chất lượng tại Hà Nội
Khám nhi tại nhà – lựa chọn an toàn cho con trong mùa dịch tại Hà Nội
7 địa chỉ khám sức khỏe tổng quát uy tín tại Hà Nội
Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ, tổng quát tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
Dịch vụ hút đờm – hút đàm tại nhà nhanh chóng, an toàn, uy tín tại Hà Nội
Dịch vụ chụp X-quang lưu động tận nơi, tại nhà Hà Nội chỉ từ 500.000Đ
DỊCH VỤ SIÊU ÂM TẬN NƠI – TẠI NHÀ HÀ NỘI
Địa chỉ uy tín khám chữa bệnh tại nhà cho người nước ngoài du lịch và làm việc tại Việt Nam
DỊCH VỤ KHÁM BỆNH TẠI NHÀ UY TÍN CHO NGƯỜI CAO TUỔI: LỢI ÍCH VÀ NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT
Các loại máy thở BiPAP và CPAP, Máy thở xâm nhập và máy thở không xâm nhập tốt nhất hiện nay
Bác sĩ khám bệnh tại nhà – Bác Sĩ Chuyên khoa Đại học Y Hà Nội
Chọc Hút Dịch Ổ Bụng, Dịch Màng Phổi, Điều Trị Giảm Nhẹ Tại Nhà
Chăm sóc, điều trị giảm nhẹ tại nhà cho bệnh nhân suy kiệt, ung thư,…
5 điều cần biết khi điều trị mỡ máu cao tại nhà
5 cách kiểm soát mỡ máu mà bạn cần biết
Khám sức khỏe tổng quát, điều trị bệnh mạn tính tiểu đường, huyết áp, cơ xương khớp,… tại nhà
Gói Chăm Sóc Điều Dưỡng, Nhân Viên Chăm Sóc Giảm Nhẹ Tại Nhà 24/24h
DỊCH VỤ MASSAGE VÀ TẮM BÉ TẠI NHÀ HÀ NỘI – BÁC SĨ GIA ĐÌNH DR.CARE
Giá “GÓI” lấy mẫu xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà là bao nhiêu?
Gói Chăm Sóc Giảm Nhẹ Tại Nhà 24/24 – Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình DR.CARE
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI BỆNH VIỆN
***