Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Tổng đài đặt lịch giờ hành chính: 0823.442.115 or 0865.651.115
Hotline tư vấn đặt lịch 24h/7 và ngoài giờ hành chính : 0888.451.115
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết:
a) Lâm sàng
– Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày.
– Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái:
+ Dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc ở niêm mạc.
• Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
• Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
• Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
– Gan to.
– Sốc: Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tiểu ít.
b) Cận lâm sàng
– Biểu hiện cô đặc máu do sự thoát huyết tương: Hematocrit tăng ≥ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới; hoặc bằng chứng của thoát huyết tương (protein máu giảm, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng).
– Số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 tế bào/mm3.
Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt và xuất huyết kèm theo cô đặc máu, số lượng tiểu cầu giảm.
3. Phân độ lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue
Theo mức độ nặng nhẹ chia làm 4 độ:
– Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính.
– Độ II: Triệu chứng như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.
– Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.
– Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0).
Chú ý: Khi thăm khám người bệnh phải phân loại độ lâm sàng để xử trí thích hợp, nhất là khi có suy tuần hoàn. Trong quá trình diễn biến của bệnh, người bệnh có thể chuyển từ độ nhẹ sang độ nặng.
4. Lâm sàng tiền sốc và sốc trong sốt xuất huyết Dengue
Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, quan trọng nhất là phát hiện sốc, xử lý kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong.
a) Tiền sốc: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các triệu chứng như sau:
– Vật vã, lừ đừ, li bì.
– Đau vùng gan.
– Da sung huyết, chi mát, mạch nhanh nhưng huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường.
– Xuất huyết niêm mạc.
– Tiểu ít.
– Xét nghiệm :
+ Hematocrit tăng cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Ở bệnh nhân có dấu hiệu tiền sốc phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
b) Hội chứng sốc Dengue
Bao gồm tất cả triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm theo các triệu chứng:
– Da ở các chi lạnh, ẩm.
– Mạch nhanh, nhỏ.
– Huyết áp hạ hoặc kẹt.
– Tiểu ít.
– Hematocrit tăng, tiểu cầu giảm.
Triệu chứng sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Chú ý: Nguyên nhân của tử vong là sốc và xuất huyết nặng, đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.
5. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue
a) Xét nghiệm huyết thanh
– Xét nghiệm ELISA: Tìm kháng thể IgM và IgG, nên lấy máu từ ngày thứ 5 kể từ khi sốt.
– Xét nghiệm nhanh: Ở những nơi có điều kiện có thể triển khai xét nghiệm nhanh tìm kháng thể IgM, IgG hoặc tìm kháng nguyên NS1.
b) Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn còn sốt hoặc ngay sau khi hết sốt, thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện.
Phòng bệnh sốt xất huyết:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Mùa hè là mùa bệnh sốt xuất huyết lây lan. Khi có biểu hiện trên liên hệ đến chúng tôi để đc tư vấn điều trị kịp thời.
Tổng đài đặt lịch giờ hành chính: 0823.442.115 or 0865.651.115
Hotline tư vấn đặt lịch 24h/7 và ngoài giờ hành chính : 0888.451.115
Xem thêm các bài viết:
Những lưu ý khi gọi bác sĩ gia đình đến khám chữa bệnh tại nhà
Dịch Vụ Xét Nghiệm Máu, Nước Tiểu, Dịch Sốt Xuất Huyết… tại nhà Hà Nội
GÓI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI GIÀ TẠI NHÀ 24/24
Bác sĩ khám bệnh tại nhà – Chuyên khoa BSGĐ Đại học Y Hà Nội
Dịch vụ tiêm tại nhà, truyền tại nhà Hà Nội
Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà hà nội – Dịch vụ y tế tại nhà ở Hà Nội
Tại sao nên khám sức khỏe định kỳ?
Dấu hiệu và cách điều trị bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ
BỆNH SỐT VIRUS VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
THỰC PHẨM DÀNH CHO NGƯỜI BỊ MỠ MÁU
BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH HÔ HẤP CHO TRẺ KHI TRỜI LẠNH!
5 LOẠI DẤU ẤN UNG THƯ NGUY HIỂM Ở PHỤ NỮ
Phụ nữ mang thai sử dụng Acetaminophen có thể ảnh hưởng sự phát triển não bộ trẻ
***